Một trong những điều quan trọng nhất để đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp của bạn đó là xác định rõ mô hình doanh thu của mình. Vậy mô hình doanh thu đến từ đâu ? Bằng cách nào ? Hãy cùng Đồng Hành Xanh – Văn phòng chia sẻ và khởi nghiệp tham khảo bài viết sau đấy nhé !
Dưới đây 7 mô hình doanh thu mà startup cần biết trước khi khởi nghiệp.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ là miễn phí, doanh thu đến từ quảng cáo.
Đây là mô hình phổ biến của đa số các startup công nghệ, chẳng hạn như facebook, nơi mà các dịch vụ là miễn phí còn doanh thu đến từ quảng cáo thông qua click chuột. Điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng đối với các startup thì không hề dễ dàng, bởi vậy bạn cần xây dựng người dùng tương đối lớn, chấp nhận lợi nhuận thấp trong ngắn hạn và có đủ tiềm lực để phát triển lâu dài.
- Sản phẩm là miễn phí nhưng phải trả phí dịch vụ.
Trong mô hình này, sản phẩm được cho đi là miễn phí và khách hàng phải trả tiền cho việc cài đặt, tuỳ biến theo yêu cầu, đào tạo hướng dẫn và sử dụng các dịch vụ đi kèm
Ví dụ điển hình cho mô hình này đó chính là sản phẩm game. Bạn có thể tải miễn phí về chơi nhưng để lên level bạn phải bỏ tiền ra mua vật phẩm, thêm các tính năng nổi trội. Đây là mô hình doanh thu tốt nhưng bạn cần lưu ý rằng bản chất của nó là mô hình kinh doanh dịch vụ trong đó sản phẩm được tính như một phần chi phí marketing.
- Mô hình “ Freemium”
Đây là một dạng biến thể của mô hình miễn phí về sản phẩm , dịch vụ được một số Startup sử dụng như Linkedln chẳng hạn. Trong mô hình này, các sản phẩm, các dịch vụ cơ bản là miễn phí, nhưng khi bạn muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn thì phải trả một khoản phí bổ sung.
Mô hình “ Freemium” này cũng đòi hỏi khoản đầu tư lớn để có được số lượng người dùng cần thiết, và phải khiến khách hàng nhận thấy được lợi ích của họ khi sử dụng những dịch vụ cao cấp hơn so với dịch vụ cơ bản.
- Mô hình dựa trên chi phí.
Trong mô hình định giá sản phẩm truyền thống này, Giá sản phẩm đến người dùng phải gấp 2 đến 5 lần giá trị thực sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn là một mặt hàng, tỷ suất lợi nhuận có thể ở mức 10%. Mục tiêu của mô hình này là giảm thiểu chi phí sản xuất xuống mức tối thiểu, cạnh tranh bằng chiến lược giá, nhằm thu lại lợi nhuận cao nhất.
- Mô hình giá trị gia tăng.
Mô hình này đề cao việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng hiện tại và tiềm năng bằng cách tạo ra những sản phẩm hữu ích, cung cấp các dịch vụ làm thoả mãn khách hàng. Tuy nhiên mô hình này tiềm ẩn nguy cơ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận nếu bạn không tính được đúng giá tương xứng với giá trị đã chuyển giao cho khách hàng.
- Mô hình giá theo danh mục
Phù hợp nếu bạn có nhiều sản phẩm và dịch vụ, với mỗi mức phí và tiện ích khác nhau. Với việc đa dạng hoá các loại sản phẩm, đưa ra những mức giá khác nhau. Vì vậy, doanh thu của bạn đến từ nhiều nguồn hơn, tỷ lệ rủi ro sẽ thấp hơn. Với mô hình này, mục tiêu của bạn là thu lợi nhuận từ nhiều sản phẩm khác nhau
- Mô hình kiểu dao cạo.
Mô hình này được hiểu là ban đầu bán sản phẩm ra thị trường với mức giá thấp nhất để lấy doanh thu từ các sản phẩm bổ sung bắt buộc đi kèm theo. Thuật ngữ này có vị dụ điển hình là bán dao cạo giá rẻ để lấy doanh thu từ việc bán lưỡi dao.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin và gặp trở ngại trong các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp, thuê văn phòng hoặc kế toán – thuế thì đừng ngần ngại liên hệ Đồng Hành Xanh.
Nguồn: Tham khảo internet