Người nhật làm việc từ xa rất tốt do ý thức trách nhiệm công việc rất cao. Còn người Việt, nhất là những dịch vụ công, nếu muốn thay đổi, áp dụng mô hình làm việc mới, khó thay.
Từ bỏ một ví trí làm việc tại công ty pháp lý tại TP.HCM, một luật sư trở về vĩnh long làm vườn. Ông muốn dành thời gian của mình để nuôi dạy con cái và tránh xa ồn ào của thành phố. Tuy vậy, ông vẫn làm việc từ xa, đảm trách vị trí luật sư của một số công ty. Các trao đổi đều qua điện thoại, email, skype nhưng mọi việc vẫn suôn sẻ.
Làm việc từ xa không còn là khái niệm mới. Trong cuốn “Thế giới phẳng” của tác giả Thomas Friedman đã mô tả những kỹ sư kế toán của Ấn Độ làm việc cho công ty kế toán ở Mỹ ngay từ nhà của mình mà không cần phải đến công ty hay phải qua tận bên Mỹ.
Trên đây là một trong những ví dụ sinh động về việc làm việc tại gia trong lĩnh vực kế toán và tin học.
Trong kinh doanh, một số nơi người ta cũng không cần đến văn phòng, nhân viên sẽ được thuê ở bất kỳ nơi đâu để làm việc, miễn sao đạt hiệu quả. Còn với nghề Y, ngay tại Việt Nam Bác Sỹ thăm khám và chuẩn đoán bệnh qua mạng
Vậy các khối dịch vụ công thì như thế nào ? Liệu có thể xoá đi mặc định 8 giờ vàng ngọc ? Liệu làm việc từ xa có khắc phục được tình trạng sáng cắp ô đi, tối cắp ô về.
Tiến Sỹ Trần Toàn Thắng – Trung tâm dự báo quốc gia (Bộ Kế Hoạch Đầu Tư )- nhận định nhiều mảng công nghệ có thể làm qua mạng, từ nhà. Muốn được như vậy, cần có sự đồng bộ hoá từ hạ tầng đến thể chế.
“Thể chế, quy định là hết sức quan trọng, vì công nghệ, hạ tầng tốt đến mấy nhưng thể chế không cho phép cũng không được”
Những cái mới không hẳn áp dụng tốt vào cuộc sống nếu không có sự điều chỉnh phù hợp.
Không nên khuyến khích làm việc từ xa bởi ở nhiều quốc gia, sau trào lưu “làm việc từ xa ”, văn phòng chia sẻ thì hiện nay nhiều công ty đã nghĩ lại.
Lý do ở đây là làm hạn chế trao đổi công việc, làm việc nhóm vốn là những yếu tố mang đến sự sáng tạo, tương tác và mang lại nhiều giá trị.
Đó là chuyện ở xứ người, còn ở nước ta, điều mà các chuyên gia và các doanh nghiệp chung quan điểm đó là tính ý thức: thói quen khó bỏ và ý thức kỷ luật trong công việc đó chính là lực cản đối với việc làm việc từ xa
Thói quen là điều cần phải cân nhắc: “Khi mà nhà nước còn yêu cầu chữ ký đen, con dấu đỏ thì rất khó để triển khai các dịch vụ công. ”
Ý thức kỷ luật, theo một chuyên gia: “Những điều người Nhật làm tốt, chưa chắc người Việt Nam làm hay”
Lý do đưa ra là: “Người Nhật tự giác làm xong việc, kể cả chấp nhận làm thêm giờ, còn với lao động Việt Nam, mặc dù có nhiều kênh giám sát, họ vẫn trốn việc cho dù chưa hoàn thành xong việc, khi không hoàn thành xong việc thì đỗ lỗi cho người khác, Vì vậy áp dụng mô hình làm việc từ xa không khéo thất bại, ”
Hình thức làm việc từ xa là yếu tố mới. Nhưng nếu muốn tiếp cận cái mới thành công thì phải chấp nhận thay đổi, ngay cả những điều “cố hữu”, “Truyền Thống”