Theo khảo sát của VCCI (Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam), 60% doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam phải “tự thân vận động”, 70 % thất bại trong năm đầu, 90% thất bại trong năm thứ 2.
Cũng theo khảo sát này, cứ 100 người khởi nghiệp thì có đến 46 người lo sợ thất bại. Lý do là doanh nghiệp khởi nghiệp chưa hội tủ các yếu tố như: Kinh nghiệm, vốn, cũng như chính sách hỗ trợ…
Theo ý kiến của ông Nguyễn Trọng Thiện- Chủ tịch những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: những doanh nghiệp Startup hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn khi bắt đầu kinh doanh, chủ yếu là do “tự thân vận động” nhiều. Những người làm Startup tại Việt Nam, hầu hết là học sinh, sinh viên, vì thế nguồn tài chính bị hạn chế. Mặc khác, đội ngũ nhân sự đa số là người làm chuyên môn vì thế dễ gặp lúng túng trong các vấn để hành chính, pháp lý…
Cũng theo ông, để khắc phục những bất lợi trên, Startup phải trao đổi và học hỏi từ các Startup khác của những doanh nghiệp lớn.
Cùng quan điểm này, những chuyên gia Góc Tư Vấn của cộng đồng doanh nghiệp MobiBiz.vn cho biết rủi ro không chỉ đến từ việc thực thi kế hoạch mà còn đến từ khi ý tưởng hình thành. Một ý tưởng thú vị, không hẳn là một ý tưởng khả thi, phù hợp với thị trường hiện tại. Theo kết quả nghiên cứu của CB Insights về nguyên nhân thất bại của 101 Startup đã cho thấy, có đến 85% ý kiến cho rằng lý do nằm ở sự tự tin thái quá về ý tưởng kinh doanh.
Vì thế, khi khởi nghiệp đứng hướng và hạn chế những rủi ro, thất bại, Startup cần xin tư vấn từ càng nhiều người hướng dẫn trong cộng đồng khởi nghiệp càng tốt. Các chuyên gia đã trích dẫn khám phá tác giả của cuốn sách Think and Grow Rich “Điểm chung của những người thành công là họ thường tìm đến nhau và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình”.
Những người hướng dẫn có thể là những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực của nhiều doanh nghiệp lớn, các startup khác, những startup đã từng thất bại.
Trả lời về vấn đề chia sẻ giữa các Startup, anh Hoàng Công Đoán hiện là chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư Sông Thao, thuộc top 100 doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu năm 2016 do hội doanh nhân trẻ Việt Nam bình chọn cho biết : “Khởi nghiệp, luôn luôn là quá trình gian nan với bất cứ ai, rất nhiều có ý tưởng hay nhưng lại không có vốn hoặc thiếu kinh nghiệm để thực hiện”. Do đó, cần có sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp với nhau đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia đi trước.
Cũng theo ý kiến của anh, khi mới khởi nghiệp trong ngành xây dựng, anh chỉ có số vốn ít ỏi là 5 triệu đồng, anh gặp nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động cũng như cách làm việc với các nhà đầu tư, nhân sự…Bí quyết giúp doanh nghiệp vượt qua thử thách này chính là sự học hỏi từ nhiều nơi, gồm cộng sự, đối tác và cả đối thủ.
Tham khảo Báo Dân Trí.