Doanh nghiệp gia đình là khái niệm không còn quá xa lạ với mọi người. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp gia đình thành công, họ còn được lọt vào danh sách những doanh nghiệp thành công cả trong nước và trên thế giới. Doanh nghiệp gia đình là doanh nghiệp mà hầu hết các thành viên trong gia đình nắm phần lớn vốn điều lệ, tài sản, điều hành, quyền quản trị công ty
Ở Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp thành công có xuất phát từ doanh nghiệp gia đình như Tập Đoàn Kinh Đô – 2 anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Quyên đã cùng nhau xây dựng và phát triển, đưa Kinh Đô trở thành tập đoàn sản xuất và kinh doanh thực phẩm lớn nhất Việt Nam.
Doanh nghiệp gia đình luôn có lợi thế trong việc quản trị doanh nghiệp.
Thứ nhất: Do quyền hành nằm trong tay của một hoặc một vài thành viên trong gia đình nên doanh nghiệp dễ thống nhất quyền lực đồng thời cho phép doanh nghiệp thực hiện một tầm nhìn dài hạn, tập trung đầu tư và tạo ra những lợi thế kinh doanh độc đáo, dài hạn mà các doanh nghiệp khác trên thị trường khó có thể đạt được.
Thứ 2: Thông qua việc kiểm soát độc tôn, doanh nghiệp dễ kiểm soát và giám sát nội bộ. Vấn đề về huyết thống, trật tự trong gia đình, vai vế trong dòng họ, hỗ trợ đắc lực trong việc điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhất là vấn đề về nhân sự. Quản trị doanh nghiệp luôn là lợi thế trong việc ra quyết định. Không những thế, còn giảm tối đa chi phí quản lý, tập trung vào phối hợp nhuần nhuyển giữa các bộ phận của doanh nghiệp.
Thứ 3: Nhờ vào truyền thống gia đình cùng với nét đặc sắc riêng của từng gia tộc mà có thể xây dựng chiến lược kinh doanh độc đáo, không đại trà, không tầm thường như hầu hết các doanh nghiệp.
Thứ 4: Các công ty gia đình luôn có xu hướng tiết kiệm chi phí và cẩn thận chi tiêu. Sự nhất quán giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sẽ làm cho các doanh nghiệp cực kỳ thận trong trong vấn đề tiền bạc.
Qua đó, chúng ta cũng khẳng định lại rằng điểm mạnh của doanh nghiệp gia đình là quan hệ hợp tác giữa các thành viên nòng cốt. Tuy vậy, doanh nghiệp gia đình cũng có nhiều khuyết điểm ở chỗ khi quyền quản trị doanh nghiệp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính những người thừa kế và chia sẽ quyền quản trị doanh nghiệp trên tinh thần “đối tác” . Những người thừa kế phải cùng đưa ra phương án điều hành doanh nghiệp như một tài sản chung. Thời điểm này là lúc vấn đề quản trị trong doanh nghiệp nảy sinh. Vì có tính huyết thống nên rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này.
Hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh thành công trên thương trường đều là những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có một số tập đoàn gia đình có hẵn một mạng lưới các công ty con hoạt động tạo nên một hệ sinh thái bổ trợ cho nhau.
Trên đây là những chia sẻ của Đồng Hành Xanh về mô hình doanh nghiệp gia đình. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình này.