Có 1 vị doanh nhân đã từng chia sẻ: “Tôi chỉ có thể ngủ ngon khi có kế toán giỏi”. Mong muốn có một kế toán giỏi, tận tâm và trách nhiệm có lẽ không chỉ là mong muốn của một người mà còn là của tất cả những người quản lý doanh nghiệp.
Tại sao vậy?
Đơn giản là, không phải tất cả những người làm chủ doanh nghiệp đều biết về kế toán, về những quy định của nhà nước, của cơ quan thuế… Khi họ không biết các quy định, họ sẽ không thực hiện, và như vậy doanh nghiệp có thể vướng vào những rủi ro, những rắc rối về thuế…
Vậy khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động, ai sẽ là người giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rắc rối ấy, ai sẽ là người gắn bó, gánh đi nỗi lo đó cho giám đốc, chính là KẾ TOÁN. Nhưng để có riêng một người như vậy, doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí mới tuyển chọn được và trao niềm tin đúng người đúng việc…
Tuy nhiên, có nhiều bạn sau khi ra trường khi đến các cơ quan, doanh nghiệp để xin việc và được phân công vào phòng kế toán, nhiều bạn vẫn loay hoay không biết chức năng, nhiệm vụ của phòng này như thế nào, hoạt động ra sao?…
Hãy cùng Đồng Hành Xanh tìm hiểu thêm chức năng, nhiệm vụ của kế toán nhé.
Chức năng:
- Chức năng phản ánh: Theo dõi toàn bộ các phát sinh kinh tế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc ghi chép, tính toán.
- Chức năng kiễm tra: Thể hiện ở chỗ thông qua số liệu đã được phản ánh, kế toán sẽ nắm được 1 cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quá hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho việc đánh giá được đúng đắn nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chức năng cung cấp thông tin: Đây là chức năng quan trọng nhất của kế toán. Thông qua thu thập các thông tin, kế toán cùng với bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin hữu hiệu năng động, tham mưu cho ban giám đốc để đưa ra quyết định thích hợp.
Nhiệm vụ:
– Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo nội dung công việc
– Ghi chép, tính toán, phân loại, xử lý và tổng kết các số liệu có liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản…
– Tính toán chí phí, đưa ra những lời khuyên cho bộ phận khác và người ra quyết định.
– Cung cấp các số liệu, tài liệu, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính của công ty cho ban giám đốc và các bộ phận liên quan.
– Thực hiện các công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp: kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và các loại thuế khác hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Trên đây Đồng Hành Xanh chia sẻ chức năng và nhiệm vụ chung của 1 kế toán. Nhưng tùy theo cách phân loại kế toán, ví dụ như theo phần hành (như kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp…) hay theo chức năng cung cấp thông tin (như kế toán quản trị, kế toán tài chính)…. Mà mỗi kế toán có chức năng và nhiệm vụ chi tiết riêng hơn nữa. Song tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mọi chức năng – nhiệm vụ chỉ gói gọn trong từ kế toán Tổng hợp.
Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về Kế toán nhé.
Ánh Nguyễn – Nhân Viên Kế Toán ĐHX