Nhiều người cho rằng kế toán chỉ làm việc với các con số, kế toán không đem lại lợi nhuận cho công ty nên có cũng được không có cũng không sao chỉ cần thuê dịch vụ là xong? Liệu thực sự kế toán có “vô dụng” như vậy hay không?
Một starup trẻ luôn phải đối mặt với quá nhiều chi phí cần giải quyết, họ phải luôn tìm mọi cách để có thể tiết kiệm hết mức có thể. Một số “StartUp thức thời” thì lựa chọn hình thức thuê văn phòng ảo, một số khác lại chọn việc cắt bỏ những bộ phận mà họ cho rằng nó không quan trọng tiên cử là bộ phận kế toán để hạn chế các chi phí phát sinh.
Nhưng liệu thực sự kế toán có “vô dụng” như họ nghĩ hay không? Nhiều người cho rằng kế toán chỉ làm việc với các con số, kế toán không đem lại lợi nhuận cho công ty nên có cũng được không có cũng không sao chỉ cần thuê dịch vụ là xong. Họ – có thể có bạn trong đó cũng nghĩ vậy chỉ vì chưa hiểu được vai trò quan trọng của kế toán trong một công ty.
Nếu vậy thực sự đơn giản như vậy thì các nước trên thế giới đâu cần thiết phải tạo riêng một bộ luật cho kế toán. Đừng chỉ nhìn bên ngoài mà đánh giá, mà bạn cần phải tìm hiểu kĩ bên trong mới có thể hiểu được công ty của bạn cần phải có một kế toán như thế nào.
Kế toán là gì?
Kế toán là việc nắm bắt, xử lí, ghi nhận những thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, dòng tiền của một doanh nghiệp. Qua dó theo dõi những hoạt động kinhh doanh hàng ngày và tổng hợp các kết quả đó bằng các bản báo cáo kế toán.
Kế toán được xem là một nghệ thuật làm việc với các con số. Từ các con số đó sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp.
Vai trò của kế toán đối với doanh nghiệp
Không riêng gì các startup nhỏ mà trong các doanh nghiệp hay tập đoàn lớn kế toán luôn giữ những vai trò quan trọng đối với hoạt động tài chính của công ty.
Ý nghĩa của những con số: những con số trong các báo cáo của kế toán chính là bản chi tiết của tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như thông qua bản báo cáo khoản phải thu, nợ phải trả doanh nghiệp sẽ biết được chính xác mình còn nợ ai và ai đang nợ mình.
Các doanh nghiệp luôn có 1 công thức chung “thu nhanh chi chậm” tức các khoản người ta nợ mình phải thu càng sớm càng tốt, các khoản mình nợ người ta luôn trả vào thời hạn thanh toán cuối cùng theo thỏa thuận.
Muốn làm được như vậy chủ doanh nghiệp cần phải biết được tình hình công nợ và kế toán sẽ cung cấp điều đó bất cứ khi nào cần. Đôi khi kế toán đảm nhiệm luôn cả phần đòi nợ trong doanh nghiệp.
Hay một báo cáo khác cũng quan trọng không kém, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông qua nó bạn sẽ biết được tình hình kinh doanh của công ty mình như thế nào? Lãi hay lỗ? Công ty có hoạt động hiệu quả hay không?… cho đến các báo cáo khác cùng vẽ nên bức tranh toàn cảnh về kinh doanh và lợi nhuận của công ty.
Thực ra các con số không khô khan như bạn tưởng, khi bạn hiểu nó nó sẽ nói cho bạn những điều bạn cần biết và giúp bạn đưa ra nhưng quyết định đúng đắn.
Sức khỏe của doanh nghiệp: hay nói chính xác hơn là sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Một công ty chỉ hoạt động tốt, khỏe mạnh khi công ty đó kinh doanh có lợi nhuận. Muốn biết được lợi nhuận thì phải có kế toán theo dõi tổng hợp tất cả các doanh thu và chi phí phát sinh từ đó đưa ra được con số chính xác.
Tỉ lệ giữa thu nhập và nợ (không bao gồm các khoản vay hay huy động vốn cho thành lập ban đầu) của doanh nghiệp quá cao cũng chính là vấn đề báo động trong việc chi tiêu của doanh nghiệp. Hay nếu bạn chỉ nhìn vào lợi nhuận mà quyết định vội vàng ràng công ty đó hoạt động hiệu quả, điều này là một sai lầm.
Cái mà bạn cần nhìn nữa là tình hình nợ phải thu của doanh nghiệp lúc này, đôi khi phát sinh doanh thu nhưng doanh nghiệp chưa thực sự thu được tiền về tài khoản của mình thì đó cũng là một rủi ro tìm tàng. Nhỡ không thu được tiền thì biết phải làm sao? Bạn lấy đâu ra tiền để trả thuế, trả lương thưởng cho nhân viên.
Để tránh mắc phải những tư tưởng sai lầm về tình hinh kinh doanh của doanh nghiệp thì một bộ phận kế toán hoạt động hiệu quả là không thể thiếu.
Kêu gọi đầu tư: khi công ty của bạn đã hoạt động ổn định được một vài năm và bạn đang có tham vọng mở rộng quy mô, cần kêu gọi các nhà đầu tư thì lúc này kế toán lại tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Các nhà đầu tư sẽ yêu cầu xem báo cáo tài chính trong 2-3 liền kề của công ty bạn kèm theo kế hoạch phát triển.
Nếu không có một bộ máy kế toán, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi chuẩn bị một báo cáo tài chính theo yêu cầu của nhà đầu tư, cũng như bất lợi khi cung cấp các dự báo tài chính khi sử dụng nguồn vốn mới. Sẽ chẳng có nhà đầu tư nào lại bỏ tiền của mình vào một công ty có công tác quản lí tài chính yếu kém.
Điều bạn cần làm khi muốn kêu gọi đầu tư là phải có 1 bộ phận kế toán luôn sẵn sàng hỗ trợ quản lí về mặt tài chính
Làm việc với cơ quan nhà nước: công việc của kế toán không chỉ bao hàm nội bộ công ty mà còn phải làm việc, tiếp xúc với các cơ quan hành chính nhà nước: thuế, bảo hiểm xã hội, sở lao động, bộ công an…đặc biệt là đối với thuế, đây luôn là vấn đề đau đầu của nhiều doanh nghiệp nói chung.
Nếu không có kế toán thì công ty bạn sớm muộn gì cũng thuế “gọi tên” và lãnh những khoản phạt cao ngất ngưỡng chỉ vì không làm theo quy định thuế.
Các chính sách về thuế luôn luôn thay đổi từng ngày, cần phải cập nhập thường xuyên để tránh việc bị phat vi phạm về sau và không có ngành nghề nào hiểu thuế bằng kế toán.
Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng to lớn của kế toán đối với cách doanh nghiệp khởi nghiệp, có thể tiết kiệm chi phí bằng nhiều cách: thuê văn phòng ảo thay cho văn phòng truyền thống, cắt giảm 1 số bộ phận không cân thiết… nhưng tuyệt đối không được cắt bỏ bộ phận kế toán vì nó không những không tạo hiệu quả tiết kiệm mà ngược lại khiến cho công ty bạn mất nhiều hơn được. Đừng bao giờ xem nhẹ tầm quan trọng của kế toán nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công.
Và khi bạn chưa thể xây dựng một đội ngũ kế toán chuyên nghiệp, thì sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn đó chính là: sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói!!!! Chỉ từ 500 ngàn đồng/tháng – đây được coi là mức giá quá tốt, quá tiết kiệm cho các start up!
Bạn chỉ cần tập trung bán hàng, tập trung chăm sóc khách hàng còn mọi khó khăn, vướng mắc về kế toán, thuế và các thủ tục pháp lý liên quan hãy để chúng tôi lo!